Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Ấn Độ, Israel tiến hành diễn tập an ninh chung
    Tin Việt Nam
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Truyện Ngắn
Khi mặt trời trốn mất
Đoàn xe nối đuôi nhau thành từng dãy dài trên con đường rộng của xa lộ I-240. Thỉnh thoảng, vài chiếc xe nhích lên được một chút rồi lại dừng hẳn. Bên trong con đường nhỏ chạy dọc theo xa lộ cũng chật cứng xe cộ.




Đã vậy, thỉnh thoảng còn nghe vài ba tiếng xe cứu thương hay chữa lửa trên đoạn đường gần đó hú lên liên hồi. Gấm nôn nóng nhìn lên mặt đồng hồ đeo trên tay, nàng ngoái cổ nhướng người cố gắng nhìn về đàng trước, nhưng đoàn xe to lớn che kín mít, không thể nhìn xa phía trước. Loay quay một lúc không biết làm thế nào hơn, Gấm gắng người hít lên một hơi vào lồng ngực thật dài, rồi từ từ thởû hơi ra, để mong vơi bớt nỗi nôn nóng trong người.


 


Dường như chiều nào cũng như thế, khoảng đường từ xa lộ vào thành phố luôn luôn bị nghẹt kín, từng đoàn xe to nhỏ nối đôi nhau không rời. Vài chiếc xe lớn ghồ ghề dừng lại, tiếng động cơ ồn ào lấn áp hết cả tiếng động chung quanh. Thỉnh thoảng nhả từng đám khói bay cao, gầm rú lên như những con thú dữ bị nhốt chặt trong lồng.


 


Gầm thở dài, nói bâng quơ một câu chỉ đủ cho nàng nghe:


- Lại đụng xe.


Mãi khá lâu, đoàn xe chầm chậm bắt đầu di chuyển. Lúc xe Gấm chạy ngang qua nơi mấy chiếc xe xảy ra tai nạn, thoang thoáng thấy vài ba đầu tóc đen đứng chụm vào nhau, mắt nhìn ngơ ngác. Không chừng người Việt như nàng, Gấm nghĩ.


 


Trời chiều dường như chùng xuống thấp hơn mọi hôm. Mặt trời bỏ đi, còn sót lại vài tia nắng yếu ớt lẫn trong cơn gió lạnh của mùa thu.


 


Về đến nhà gần sáu giờ chiều, Gấm lẩm bẩm trong miệng. Đoạn đường từ sở về nhà cộng thêm thời gian kẹt xe, vị chi mất gần đến một giờ ba mươi phút.


 


Vừa mở cánh cửa lớn, Gấm đã nghe tiếng reo mừng của bé Trang:


- Mẹ về! Từ chiều tới giờ con chờ mẹ về đưa đi "Trick or Treat".


Nghe con nói, Gấm sực nhớ lại tối hôm qua trước khi tắt đèn trong phòng con, bé Trang còn ôm cứng lấy cổ nàng, nhỏng nhẻo:


- Mẹ nhớ hứa với con lần này không được về trễ nữa nhé. Năm ngoái tụi con nít ngoài xóm đi trước xin hết cả kẹo ngon, đến phiên con họ cho toàn kẹo dỡ ẹt.


Gấm khẻ la con:


- Ăn kẹo vào mai mốt sún hết răng, người ta cười cho.


Vòng tay con vẫn ôm chặt lấy nàng, Gấm cười hứa cho con yên tâm, hôn lên má con một hơi thật dài như thường lệ, con bé mới chịu thả cho nàng ra khỏi phòng. Nếu con không nhắc, có lẽ nàng đã quên mai là ngày lễ Halloween. Thời gian đi quá nhanh, mới đó đã gần hết tháng mười Tây, một năm nữa sắp chấm dứt.


 


Tối qua, sau khi tắt đèn trong phòng con xong, Gấm trở về phòng mình nằm thao thức mãi. Chuyện xa xưa đêm nay bỗng dưng tìm về  như cánh cửa mở toang ra, mọi việc dù muốn chôn kín chặt từ lâu như đang xảy ra trước mặt, nghĩ đến Gấm vẫn còn sợ hãi, mặc dù đã tám năm trôi qua. Nếu ngày đó không có Minh an ủi, có lẽ bé Trang sẽ không có mặt bên cạnh nàng như bây giờ. Tuy đã tám năm, nhưng mỗi lần nhớ đến Gấm không khỏi ngậm ngùi, run sợ. Lắm lúc nàng muốn quên hết mọi chuyện để bắt lại từ đầu, nhưng trong tâm trí Gấm mọi chuyện in đậm như mực đen trên tờ giấy trắng, không tài nào xóa bỏ được. Tám năm ròng rã qua trước cuộc đời đưa đẩy, những chuyện xảy ra khó có thể tin, nhưng lại là sự thật đớn đau trong đời nàng...


 


... Đêm tối đen như mực, ngoài khơi con tàu nhỏ nhoi vẫn cố gắng ngoi mình trên những làn sóng gào thét. Sau năm ngày lênh đênh trên mặt biển, mọi người dường như không còn sức để vật lộn với ngọn sóng đại dương, tất cả đều nằm lăn trên khoang tàu như một đống cá ươn, thỉnh thoảng có vài tiếng rên khẻ. Người thuyền trưởng của chiếc tàu cũng ngất ngư, nhưng vẫn cố gắng vận sức mình giữ lấy tay lái. Thức ăn và nước uống đã cạn, dường như bên kia khoang tàu, mấy đứa bé khóc vùi mấy ngày trước nay đã mãi mãi mất đi tiếng khóc. Góc tàu bên cạnh Gấm ngồi, người đàn bà tên Thủy, từ lúc lên tàu cho đến ngày hôm qua vẫn tiếp tục ói mãi không còn đủ sức để ôm con. Đứa bé được chị ôm cứng trên tay từ lúc mới bước lên tàu không rời, nay đã nằm cứng đơ trên khoang tàu. Riêng Gấm, ngày đầu tiên lên tàu còn ngồi bó gối ôm gói áo quần, nhớ nhà quay quắt, nay cơn đói khát làm cho nàng cứng khô hai môi, những vết nức lan dần mỗi ngày nhức nhối, khiến Gấm chỉ còn thoi thóp. Người đàn ông to con nhất trong nhóm người vượt biển, giờ đây gần như một xác chết đầu nằm vật hẳn trên đôi chân Gấm, nhưng nàng hoàn toàn kiệt quệ, không đủ sức để rút chân về. Gấm vẫn còn nghe được tiếng máy tàu nổ ì ạch, đôi khi quá mệt nàng ngất đi tưởng mình đã chết, nhưng khi tỉnh dậy chợt nghe tiếng máy, nàng biết mình vẫn còn sống sót. Con tàu nhỏ vẫn vươn mình hì hụp trên ngọn sóng quái ác.


 


Gió hú lên liên hồi. Đêm trùm kín một màu đen ngun ngút, im lìm. Trong lúc mọi người đã hết tia hy vọng, chợt có tiếng còi tàu thét vang trong đêm. Vài ba chiếc đầu cố nhoi dậy lắng tai nghe, nhưng không còn ai gượng lên nổi. Chỉ có Gấm, dường như có sức lực nào đỡ Gấm ngồi dậy. Nàng lết người ra gần khoang tàu, nghe ngóng. Xa xa ngọn đèn trên chiếc kia tàu dọi lại, Gấm mừng rỡ, nàng cố gắng báo tin cho tất cả hay, mọi người không một ai còn sức lực để chia niềm vui với nàng. Càng lúc chiếc tàu càng tiến lại gần hơn. Cho mãi khi chiếc tàu lạ cập đến gần tàu nàng, Gấm mừng rỡ gắng gượng khua tay lên tin cho họ biết tàu vẫn còn người sống sót.


 


Tiếng nói, tiếng thét...Những thân hình trần trụi múa may trên tàu, ngọn đèn dọi gần hơn. Gấm nhớ mình bị nhấc bổng lên khỏi chiếc tàu và dường hai ba người đàn ông hò hét múa may trước mặt nàng...Không nhớ bao lâu Gấm tỉnh dậy, mặt trời sáng chói chiếu thẳng vào mắt nàng. Họ cho nàng uống và thức ăn gì không rõ, nhưng quá đói, Gấm bỏ cả vào miệng nhai ngấu nghiến. Chiếc tàu chở người vượt biển đã biến đâu mất, Gấm không nhìn thấy. Những người đàn ông trên tàu mặt mũi dự dằn, họ không nói cùng tiếng nói như nàng. Hầu như họ hét nhiều hơn nói. Những khuôn mặt dữ dằng làm cho Gấm không dám ngước lên nhìn họ. Không chờ cho nàng ăn uống hết thức ăn trước mặt, từng khuôn mặt, rồi từng khuôn mặt dữ dằn vồ vập trên thân thể nàng... Gấm không biết mình còn sống hay đã chết, nhưng khi mở mắt, thân thể nàng đau nhừ, nhức nhối...Họ vẫn la hét, bộ mặt của mỗi người vẻ chằng chịt đường sọc dài trắng đen như những tên cướp biển.


 


Ngày lại ngày ấy Gấm tưởng mình đang sống trong địa ngục Suốt mấy tuần lễ chịu đựng, có những lúc Gấm muốn cắn lưỡi để khỏi phải chịu cảnh khốn nhục, nhưng mắt nàng vẫn mở, tim nàng vẫn đập, tìm đến cái chết thật khó chứ không phải dễ như nàng vẫn thường nghĩ...Tiếng khóc mỗi lúc mỗi khàn hơn. Và tiếng sóng gào vẫn rền rĩ thê lương. Sau đó họ cho tàu chở Gấm vào bờ và bỏ nàng một mình bơ vơ trên bãi biển.


 


Mặc người ta bu quanh lấy nàng, tiếng nói của họ Gấm không hiểu được nỗi lấy một chữ, quá sợ hãi Gấm chỉ  biết ngồi gục đầu ôm gối khóc nức nở. Đám người nói xì xầm bên tai, âm thanh vo ve như bầy ong. Một lúc họ kéo lại càng đông hơn, Gấm vẫn ngồi cúi đầu không dám nhìn, những đôi chân trần đen đúa trên cát...


 


Thoảng như có tiếng nói của người đàn ông. Gấm ngồi im lắng tai nghe.


- Chị có phải người Việt không?


Gấm nghe một giọng nói bằng một ngôn ngữ quá ư quen thuộc, nàng mừng rỡ ngước lên. Người thanh niên ngồi bệt xuống bên nàng, lập lại:


 


- Chị là người Việt phải không?


Gấm không nói nên lời, nàng ôm cứng người đàn ông như đã từng quen biết, khóc nấc tức tưởi. Mười ngón bấu cứng trên cánh tay người đàn ông. Nàng kể lại chuyện đã xảy ra với câu được câu mất. Dường như người thanh niên lạ cũng khóc với Gấm. Giọt nước mắt ấm của người thanh niên chảy dài trên cánh tay nàng, như cùng chung phận hẩm hiu, đơn côi của người ly hương. Người thanh niên trong tiếng nói nghẹn ngào:


 


- Chị bình tĩnh đi chị. Tôi tên Minh. Ở trong trại nghe tin chị ở đây, mấy ông cảnh sát Thái nhờ tôi ra đây tìm hỏi lý lịch của chị,


Gấm nghe Minh nói, mới biết ra mình đang trôi dạt đến Thái Lan. Gấm càng tủi thân khóc oà nức nở. Minh ôm cánh tay nàng, vỗ về an ủi:


 


- Thôi nín đi chị, ráng vào trại hãy hay.


Nói xong, Minh đỡ tay nàng đứng dậy. Minh quay lại nhìn hai người cảnh sát mặc đồng phục, không hiểu anh nói gì, nhưng họ nhìn nhau gật gù. Minh nắm lấy tay nàng dìu bước, Gấm khập khểnh theo Minh. Băng qua bãi biển đầy rác rưới, Minh dẫn Gấm bước vào cánh cửa được rào chung quanh bằng kẻm gai, Minh đưa nàng đến thẳng văn phòng làm việc của trại tị nạn. Văn phòng nhỏ được dựng lên bằng bốn bức vách làm bằng ván ép. Nơi đây Minh đã giúp nàng kê khai lý lịch, họ hỏi nàng rất nhiều, Gấm không nhớ rõ mình đã khai những gì, nhưng họ bảo Minh đưa nàng xuống phòng y tế. Người đàn bà Thái đón nàng một cách hờ hững, bà ta đưa cho Gấm mấy viên thuốc bảo nàng uống, sau đó phát cho Gấm chiếc chiếu nhỏ và hai gói gạo sấy, thêm một hộp cá. Gói áo quần đem theo đã mất. Minh hiểu ý, bảo nàng đứng chờ. Không hiểu Minh kiếm ra đâu đem đến cho nàng mấy bộ áo quần, tuy không mới lắm nhưng vẫn còn tươm tất hơn bộ áo quần trên người Gấm. Nàng đi theo người đàn bà cùng trại chỉ dẫn nơi tắm rửa. Phòng tắm được chấn bốn phía bằng mấy tấm gỗ cũ méo móp, hôi mùi mốc rong rêu lâu ngày, Gấm cảm thấy buồn nôn trong người. Gàu nước lạnh xối xả trên đầu, nàng kỳ xát thân thể mình bằng những giòng nước giếng hòa chung hai giòng nước mắt chảy dài không nguôi trên mắt.


 


Ngày tháng trờ tới, những người cùng chung lều từ từ vơi dần, được người thân bảo lãnh. Gấm càng cảm thấy mình lạc lỏng bơ vơ. Người đàn bà tên Huệ cùng lều, tâm sự với nhau mỗi đêm cũng đã lên đường qua một nước khác để sum họp với chồng con, duy chỉ còn nàng vẫn hàng ngày đi nhận thức ăn và trở về ăn nằm nơi căn lều chen chúc với những người cùng trại. Tiếng khóc rồi cũng cạn dần, những đôi mắt của những người Việt tị nạn cùng chung trại nhìn nàng thương hại mãi rồi cũng vơi đi. Chỉ còn có Minh là người an ủi nàng từ ngày đầu tiên cho mãi đến ngày Minh rời trại qua Mỹ.


 


Hơn tháng sau đêm được người ta cứu vớt và hành hạ, Gấm ói mửa suốt ngày và biết mình đã phải mang lấy trong người cái giọt máu oan khiên của những kẻ cướp dã man để lại. Gấm đã tự hành hạ mình bằng những lúc đứng trên những tảng đá thật cao và nhảy xuống thật mạnh để mong giết cái bào thai oan nghiệt đang mang trong bụng. Nhưng cuối cùng nó vẫn cứ theo ngày tháng lớn dần trong người nàng. Minh nhận thấy người nàng thay đổi, trước những đau đớn khổ sở của Gấm, Minh đã vỗ về an ủi. Có lẽ chỉ có Minh là người hiểu nàng hơn ai hết, thông cảm cho hoàn cảnh Gấm hiện tại. Nhưng niềm vui đến không bao lâu, hai tháng trước khi nhận giấy tờ đi Mỹ, Minh cũng đã nói hết lời với Gấm về tương lai của nàng và cái bào thai trong bụng. Minh sẽ nhận đỡ đầu nó, bất cứ trai hay gái, hoặc nàng có thể cho con vào trại cô nhi viện sau khi sinh xong. Minh vẻ vời tương lai cho nàng, hứa hẹn một khi an cư xong đâu vào đấy, Minh liên lạc để đưa Gấm theo.


 


Những lá thư qua lại ngày dần thưa thớt lại, để Gấm vò võ một mình trong trại mong tin Minh, mỗi lúc mỗi vắng bặt. Cuối cùng vì lòng nhân đạo của những người trong Hội Hồng Thập Tự, họ cứu xét trường hợp của nàng để cho Gấm đến định cư ở một nơi, hầu hết tất cả mọi người tị nạn đều mơ ước muốn được đi đến.


 


Bé Trang ra đời một tháng sớm hơn các đứa bé khác. Thân hình, mặt mũi con bé nhỏ xíu như một con búp bê trong hộp. Có một điều may mắn và an ủi cho Gấm vô cùng, con bé thật giống hệt nàng. Khá giống hơn nữa đó là đôi mắt, lúc nào cũng ướt át như đang chực khóc. Đôi mắt đã một lần Minh nói:


- Gấm có đôi mắt buồn như mặt biển mùa đông.


                                                                       *


Gấm giật mình khi bàn tay bé Trang khều nhẹ lên vai nàng, nhìn lại hộp thức ăn đã nguội lạnh. Bé Trang nhoài người hôn khẻ lên má nàng:


- Sao mẹ không ăn cơm? Mẹ không thích thức ăn này hả. Dĩa mì trộn thịt cà chua con ăn hết rồi, mẹ thấy con giỏi không.


 


Gấm nhìn con, đứng dậy cười gắng gượng:


- Ừ. Trang vào phòng lấy áo lạnh chuẩn bị mẹ đưa đi xin kẹo.


Con bé reo lên như hét, chạy vội vào phòng.


Đêm trờ tới. Bóng tối dày đặc bên ngoài như đồng lõa với cơn gió lành lạnh của mùa thu. Vài sợi tóc vờn bay theo gió. Gấm tay dắt con đi chầm chậm, bé Trang giả dạng trong bộ áo quần cô bé choàng khăn đỏ nhảy nhót như con chim sẻ bên mẹ. Tối nay, bỗng đâu cơn buồn tự dưng len lén trong lòng. Mọi chuyện tưởng chừng như đã quên, không dưng đem trở lại. Tám năm sống lặng lẻ bên con, muốn quên những gì trong quá khứ. Nhưng hình ảnh Minh cứ lãng vãng đeo đuổi trong đầu không ngớt, từ nụ cười tha thiết của Minh, đến những lời an ủi chân thật đượm nồng tình người...có thể trong đời Gấm sẽ không hề nghe được những lời chân thật đó. Nghĩ đến đây nàng nghe đau nhói trong tim mình.


Căn nhà phía trước trồng những dãy hoa cúc đủ màu. Ngọn đèn điện thắp sáng cả một khu vườn. Bé Trang tay dung dăng nắm tay Gấm kéo nhẹ:


- Mẹ, con vào nhà này mẹ nhé!


Gấm gật đầu đi theo con. Bé Trang đưa tay bấm chuông, người đàn ông trong nhà đi ra với nụ cười rạng rỡ trên môi:


- Chào cô bé choàng khăn đỏ. Bé muốn loại kẹo nào, chọn đi.


Tiếng nói của người đàn ông làm nàng choáng váng. Gấm chăm chú nhìn ông ta. Vừa lúc người đàn ông cũng ngước lên nhìn mẹ con nàng. Gấm há hốc miệng, suýt một chút nữa nếu không kịp ngăn được, Gấm đã la lên, kêu tên người đàn ông trước mặt mình. Gấm cảm thấy choáng váng trong người. Ông ta sững sờ không kém, thả bao kẹo trên tay xuống nền nhà, kêu lên:


 


- Có phải Gấm không?


 


Nàng kéo vội tay con chạy ra khỏi sân cỏ của ông ta. Những viên kẹo trên tay con vung vãi dưới nền cỏ. Sau lưng có tiếng người đàn bà réo gọi. Bé Trang chạy nhanh theo chân mẹ, vừa chạy vừa hỏi giọng đầy hốt hoảng:


- Bộ mẹ thấy ma sao mẹ?


Gấm vẫn tiếp tục chạy, cho đến khi khuất xa khỏi nhà người đàn ông, nàng vội ôm chầm lấy con, thở hổn hển trong giòng nước mắt nhoẹt nhòe trên má, chảy dọc xuống trên môi, nghẹn ngào:


- Ừ! Có lẽ còn dễ sợ hơn ma nữa. Một con ma người thật mà suốt tám năm qua mẹ vẫn luôn hoài ao ước tìm gặp.


Con bé dương đôi mắt tròn xoe, ngây thơ choàng vòng tay ôm mẹ. Trong cái nhìn ngơ ngác, dường như không thể nào nó hiểu nỗi những lời nàng vừa nói. Bất chợt cầm tay nàng hôn nhẹ:


- Thôi, con không muốn đi xin kẹo nữa. Mình về nhà, con sẽ đóng cửa lại thật chặt để mẹ khỏi phải sợ ma.


Gấm nhìn con gật đầu.


Bàn tay nho nhỏ nắm lấy tay nàng. Mặc cho con dẫn đi. Trong đầu Gấm giờ đây dường như đang có tiếng sóng vỗ...





Quách Y Lành




DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Xa Xóm Mũi (31-03-2024)
    X - Năm Một Ngàn Chín Trăm Năm Xưa (31-03-2024)
    Vị Của Lời Câm (31-03-2024)
    Neo Lại Bóng Mình (18-02-2024)
    Bóng Của Thành Phố (18-02-2024)
    Chuyện Cục Kẹo (24-01-2024)
    Con Trai Và Má (24-01-2024)
    Củi Mục Trôi Về (24-01-2024)
    Bùa Yêu Và Con Nhỏ Thất Tình... (24-01-2024)
    Biết Sống (07-01-2024)
    Biển Của Mỗi Người (07-01-2024)
    Ấu Thơ Tươi Đẹp (07-01-2024)
    Áo Rách Và Nắm Bụi (07-01-2024)
    Ai Biểu Xấu (30-11-2023)
    Áo Tết (30-11-2023)
    Bên Sông (01-10-2023)
    Bóng Của Thành Phố (01-10-2023)
    Ăn cơm một mình (01-10-2023)
    Từ bi ươm sức sống (01-10-2023)
    Nhà mưa (24-08-2023)

Các bài viết cũ:
    Tội đồ trong kinh thánh? (21-12-2010)
    Đóa hồng trắng giữa ngày Xuân (14-12-2010)
    Ngọn đồi hoa tím. (19-11-2010)
    Tìm lại  (08-11-2010)
    Vạt nắng còn lại - Phần 2  (03-09-2010)
    Vạt nắng còn lại (03-09-2010)
    Trơ Trọi - Phần 2  (03-09-2010)
    Trơ Trọi (03-09-2010)
    Nụ Hoa Tường Vi - Phần 2 (03-09-2010)
    Nụ Hoa Tường Vi - Phần 1 (03-09-2010)
    Nó phần 2 (03-09-2010)
     (03-09-2010)
    Nhánh Sông Của Biển - Phần 2 (03-09-2010)
    Ngậm ngùi phần 3 (03-09-2010)
    Ngậm ngùi phần 2 (03-09-2010)
    Ngậm ngùi phần 1 (03-09-2010)
    Vòng tay ngày mới lớn (01-09-2010)
    Nỗi Lặng Yên (01-09-2010)
    Muộn Màng (01-09-2010)
    Màu Lá Ngô Đồng (01-09-2010)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152845122.